Hẹn một mùa xuân – Cải lương xưa hay nhất
Ca sĩ: Thể loại: Cải lương xưa trước 1975 Lượt nghe: 83
[kkstarratings]Tấn Tài (1938 – 2011), tên thật là Lê Tấn Tài tại xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh An Giang. Là nghệ sĩ sân khấu cải lương Việt Nam.
Nghệ sĩ Tấn Tài sinh tại xã Vĩnh Trạch, huyên Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Xuất thân là một giáo làng, trong gia đình cũng không ai theo nghề ca hát nhưng vì mê đờn ca tài tử, ông đã từ bỏ nghề gõ đầu trẻ.
Năm 1959 ông đã trốn theo gánh hát mặc cho người mẹ ngăn cản. Ông nhanh chóng bước lên hàng kép chính và đến năm 1963, ông đoạt Huy chương vàng Giải Thanh Tâm với vai Điệp Nhứt Lang trong vở Cát Dung Phương Tử. Vào những năm 60-70, ông thực hiện hơn 400 đĩa vọng cổ, tuồng cải lương cùng hàng ngàn bài tân cổ, vì vậy mà báo giới đặt cho ông cái tên Hoàng đế đĩa nhựa. Một ngày ông thu 5-6 bài, mỗi bài giá 12.000 đồng – tương đương giá một lượng vàng thời đó.
Ông có hai người con trai là danh hài Tấn Beo và danh hài Tấn Bo. Ông mất ngày 27 tháng 1 năm 2011 vì nhiễm trùng đường ống mật.
Danh hiệu Nghệ sĩ Tấn Tài
1963: Giải Thanh Tâm (vai Điệp Nhứt Lang trong vở Cát Dung Phương Tử)
Những vở cải lương nghệ sĩ Tấn Tài tham gia:
- A Li Khan (trong vở Bóng hồng sa mạc)
- An Lộc Sơn (trong vở Chuyện tình An Lộc Sơn)
- Quang Sơn (trong vở Chiều đông gió lạnh về)
- Chàng Gù (trong vở Khi rừng mới sang thu) (Quy Sắc – Loan Thảo)
- Dương Khang (trong vở Anh hùng xạ điêu)
- Trương Vô Kỵ (trong vở Cô gái Đồ Long)
- Hoàng Điệp Phi (trong vở Hẹn một mùa xuân)
- Hàn Vũ Lang (trong vở Manh áo quê nghèo)
- Nhân (trong vở Nạn con rơi)
- Băng Tuyền nữ chúa (Yên Lang – Lam Tuyền)
- Cuốn theo chiều gió (Nguyên Thảo)
- Gió bụi biên thùy
- Nữ chúa một đêm (Trần Hà)
- Sương mù trên non cao
- Tiếng vọng Ba Đèo
- Trinh nữ lầu xanh (Vân An – Huyền Vân)
- Võ Tòng sát tẩu