Lời bài hát: Ca cổ đoạn cuối tình yêu – Chế Linh, Thanh Tuyền bản gốc rất hay

Ca cổ đoạn cuối tình yêu – Chế Linh, Thanh Tuyền bản gốc rất hay -

Đoạn cuối tình yêu là bài ca cổ rất nổi tiếng của nhạc sĩ Tú Nhi ra đời vào thập niên 70 khiến không ít người phải rơi lệ khi thưởng thức nhạc. Đây là tác phẩm nói về tình yêu nam nữ với một kết cục buồn mà bất kỳ ai cũng cảm thấy xót xa cho nhân vật chính. Để hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm và cùng hồi tưởng lại những ký ức đẹp đẽ của tình yêu đôi lứa những năm 70 của thế kỷ trước, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Vài nét về tác giả Tú Nhi

Có lẽ ít ai biết rằng nhạc sĩ Tú Nhi chính là bút danh của ca sĩ Chế Linh – một ca sĩ rất nổi tiếng của thế hệ vàng nhạc xưa. Nhạc sĩ Tú Linh năm 1942, là người Việt gốc Chăm với tên thật là Chà Len, tên Việt là Lưu Văn Liên.

Quê hương của ông ở Paley Hamu Tanran gần Phan Rang, nay thuộc địa danh làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

Năm 16 tuổi, ông vào Sài Gòn sinh sống và bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc từ năm 1960. Trong khoảng năm 1964 và 1965 ông đã thâu được rất nhiều băng đĩa và trở thành ca sĩ nổi tiếng với thể loại nhạc vàng. Giọng ca đặc biệt với tiếng hát thần sầu đã giúp ông nổi tiếng nhanh chóng với những ca khúc bất hủ như: Thói đời, đêm buồn tỉnh lẻ, đêm nguyện cầu, thương hận, thành phố buồn,… Ca cổ đoạn cuối tình yêu do ông viết và cũng chính ông là người thể hiện đầu tiên. Thế nhưng không phải ai cũng biết về “bí mật” này.

Đến khoảng năm 1978 ông bị bắt vì tội vượt biên trái phép và tội phản động nên đã bị biệt giam 28 tháng. Đến năm 1980 thì nhạc sĩ Tú Nhi vượt biên sang Mã Lai và sau đó ông định cư tại Canada.

Tiết lộ về bút danh Tú Nhi, ông cho biết cái tên này có ý nghĩa là một đứa bé tuấn tú, khôi ngô, đáng yêu. Đến nay ông vẫn sử dụng nghệ danh này với mong muốn mình vẫn mãi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ.

Nhạc phẩm đoạn cuối tình yêu được ông mượn ý từ những dòng thơ của tác giả Nhất Tuấn. Tác phẩm ra đời năm 1970 và được chính ông thể hiện rất thành công cùng nữ ca sĩ Thanh Tuyền.

Nội dung tác phẩm

Ca cổ đoạn cuối tình yêu được mở động bằng nỗi đau của chàng trai phải kìm nén sâu trong lòng và chấp nhận sự chia ly cuộc tình của mình. Anh đành lòng chấp nhận vì hiểu rằng dù có buồn có khóc lóc thương đau thì “mình cũng xa rồi”. Nay hai ta đã chia lìa hai nơi nên mọi mong ước chung đôi ngày nào đã tan thành mây khói. Vậy nên dù anh hay em có sầu thương, đau khổ thì cũng không thể làm thay đổi sự thật đầy cay đắng.

Anh chấp nhận sự đau thương mất mát của mối tình oan trái vì hiểu rằng chuyện tình yêu là do duyên số. Nỗi đau đành chôn chặt và ngậm ngùi để tuột hạnh phúc của một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng.

Còn với cô gái, nàng biết rằng đã làm tổn thương sâu sắc trái tim của người mình yêu. Thế nên cô chỉ biết cầu mong anh hiểu cho mình và đừng oán hờn trách cứ. Cô cũng tha thiết mong anh cố quên cô, quên đi những kỷ niệm tình yêu mà cả hai đã cùng viết lên. Bởi lẽ “tình trái ngang nên tình lỡ duyên tình”.

Sự quyến luyến và niềm đau uất hận phải chôn chặt trong lòng không nói nên lời của đôi trẻ đã khiến khán giả không cầm được nước mắt. Tình yêu vốn thật đẹp, thật nên thơ nhưng không phải cứ yêu nhau là đến được với nhau. Trên thực tế có không ít những mối lương duyên dang dở, trời xui khiến tình đôi lứa tan vỡ. Số phận đã an bài thì thôi là người trần đều phải chấp nhận thương đau.

Trích đoạn nội dung tác phẩm:

Còn khóc chi em thôi buồn chi em
Dù có thương đau mình cũng xa rồi
Ngày nao ta mơ chung đôi
Ngờ đâu nay chia hai nơi
Vui buồn ai biết trong đời.
Giờ những thư xưa xin trả cho em.
…..
Trời đã phân chia tình nghĩa không thành.
Đường em, em đi em đi.
Đường anh, anh đi anh đi.
Kỷ niệm vùi theo tháng ngày…

Cặp đôi thể hiện tác phẩm gây ấn tượng nhất

Ca cổ đoạn cuối tình yêu như là bài hát nói lên nỗi niềm, tâm trạng của chính nhạc sĩ Tú Nhi và cũng được chính ông thể hiện dưới tên ca sĩ Chế Linh cùng ca sĩ Thanh Tuyền. Cặp song ca Chế Linh Thanh Tuyền là hai ca sĩ rất nổi tiếng ở giai đoạn thập niên 60 và cũng được xem là cặp bài trùng vô cùng ấn tượng trong làng nhạc xưa.

Lời bài hát là lời nhắn nhủ của chàng trai đối với người yêu trong giây phút từ biệt. Còn người con gái ấy đành phải ngậm ngùi quên lãng mối tình đẹp, nên thơ mà đầy ngang trái. Họ đã phải trả lại nhau những lời thề non hẹn biển để cả hai không phải bận lòng khi tìm đến bến đỗ mới. Cả hai ca sĩ đều thể hiện rất thành công với cảm xúc chân thật, đầy bi thương.

Mỗi ca từ, mỗi đoạn nhạc được cất lên đều khiến khán thính giả phải hòa mình vào lời ca ý nhạc. Để rồi tất thảy đều cảm thấy xót xa, thương cảm đôi trẻ gặp nhau và bén duyên giữa dòng đời đầy oan trái.

Đến nay, đoạn ca cổ vẫn thu hút được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo công chúng. Thậm chí cũng có một bộ phận không nhỏ người trẻ tuổi yêu chất nhạc và dành cảm tình đặc biệt với nhạc phẩm này.

Sau thế hệ Chế Linh – Thanh Tuyền, còn có nhiều cặp đôi khác cùng nhau thể hiện nhạc phẩm ca cổ đoạn cuối tình yêu như: Tuấn Vũ – Chu Hồng Thúy,  Mạnh Quỳnh – Phi Nhung,… Tuy nhiên có lẽ Chế Linh và Thanh Tuyền vẫn là cặp đôi thể hiện tác phẩm ăn ý và thành công nhất với chất nhạc, chất thơ và sự đồng cảm trong bài hát đều lan tỏa một cách sâu sắc đến người cảm thụ âm nhạc.

Bài viết đã chia sẻ đến độc giả một số thông tin về tác phẩm ca cổ đoạn cuối tình yêu được yêu thích suốt gần 50 năm qua trong thể loại nhạc dân ca. Hy vọng đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác phẩm và có được giây phút thưởng thức nhạc trọn vẹn nhất.

Ca cổ đoạn cuối tình yêu – Chế Linh, Thanh Tuyền bản gốc rất hay