Bài hát: Cải lương Đường gươm Nguyên Bá – Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Thanh Sang
Thể loại: Cải lương xưa trước 1975
Ca sĩ:
Lời bài hát: Cải lương Đường gươm Nguyên Bá – Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Thanh Sang
Cải lương Đường gươm Nguyên Bá – Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Thanh Sang -
Đối với những ai yêu mến bộ môn nghệ thuật cải lương thì chắc hẳn cũng đã từng được thưởng thức vở “Đường Gươm Nguyên Bá”. Đây là một tác phẩm được sáng tác bởi soạn giả Hoa Phượng. Để tìm hiểu sâu hơn về vở cải lương này, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây.
Đôi nét về tác giả Hoa Phượng
Soạn giả: Hoa Phượng. Với sự tham gia: Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ, Chí Tâm, Thanh Sang, Viễn Sơn, Hồng Nga, Văn Chung, Tư Rợm.
Hoa Phượng (1933 – 1984), tên thật là Lương Kế Nghiệp. Ông sinh ra tại Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ông được cho là “người viết nhiều vở tuồng cải lương nhất tỉnh” theo ghi nhận từ sách Kỷ lục An Giang vào năm 2009.
Nghệ sĩ thể hiện
Vở cải lương Đường Gươm Nguyên Bá do dàn nghệ sĩ Chí Tâm, Hồng Nga, Minh Vương, Ngọc Giàu, Thanh Kim Huệ, Thanh Sang, Thanh Tuấn, Tư Ròm, Văn Chung thể hiện.
Đây đều là những nghệ sĩ gạo cội trong làng cải lương. Mỗi người đều có những thành công riêng trong nghệ thuật ca hát của mình và làm nên tiếng vang lớn khi kết hợp trong vở Đường Gươm Nguyên Bá.
Chí Tâm là một trong những nghệ sĩ đa tài hiếm hoi với nhiều công việc, nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy vậy, ông lại có một cuộc đời lận đận. Phát hiện tài năng của mình từ rất sớm và cho đến nay, người nghệ sĩ này vẫn không ngừng cống hiến, truyền dạy kinh nghiệm và nét đẹp âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.
Nghệ sĩ Hồng Nga là một nữ nghệ sĩ đa tài. Dù vào vai nào đi chăng nữa thì bà vẫn luôn thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật, từ đào mùi, đào lẵng, đào lộc, hiền ác hay nữ hề,…
Minh Vương là một trong những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng ở Việt Nam. Với rất nhiều những thành tích đóng góp của mình, năm 2007, ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Bắt đầu tham gia nghệ thuật từ khá sớm (14 tuổi), Minh Vương đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ. Nhưng không bao lâu thì ông phải dừng nghiệp ca hát để chữa bệnh. Sau 1 năm ông đã có sự trở lại đầy ấn tượng và tiếp tục làm nên tên tuổi của mình với nhiều dự án chất lượng.
Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu là một cái tên đã quá quen thuộc với những người đam mê cải lương. Bà đã có hơn 100 vai diễn trên sân khấu, khoảng 50 vở kịch và bên cạnh đó còn rất thành công với mảng phim nhựa, video, tấu hài,…
Nội dung chính của vở cải lương “Đường Gươm Nguyên Bá”
Thượng tướng Nguyên Bá được biết đến là một viên tướng có tuổi đời còn trẻ nhưng tài đức hơn người. Mọi người còn thường nhắc đến ông với những lời khen ngợi hết mực như “vừa là danh nhân tài tướng, vừa là hiếm khách anh hùng” hay “Lên ngựa không sợ máu hồng – Xuống đất rất sành thi ca”,…
Sau khi lập công dẹp loạn biên cương, Thượng tướng Nguyên Bá đã hồi triều trong khúc ca khải hoàn. Trong buổi dạ yến tiệc do Quân Vương tổ chức để mừng chiến thắng, Thượng tướng Nguyên Bá đã tỏ tình với Thủy Cúc nhưng không hề hay biết nàng lại là vị hôn thê của thế tử Ngũ Châu.
Khi nghe tin việc này, Ngũ Châu đã tìm đến tư dinh của Nguyên Bá với mưu đồ giết chàng vì cho rằng chính hành động của Nguyên Bá đã sỉ nhục mình. Tuy nhiên, với tài nghệ tuyệt luân của Ngũ Châu, mặc dù đã có sự trợ giúp của Lâm Vũ_con trai của Đông Sơn Thiền Sư, cũng đã từng là hiếm khách lừng danh một thời thì cả hai người họ đều phải nhận thất bại dưới đường gươm của Nguyên Bá.
Cùng lúc đó, sứ quân cũng đã kịp xuất hiện để ngăn cản trận đấu và lệnh trừng phạt Ngũ Châu phải theo Thiền Sư Đông Sơn tầm sư học đạo trong vòng 3 năm. Với mục đích thử lòng viên tướng trẻ và một phần là muốn đến thăm con, nhà vua đã lệnh cho Nguyên Bá đưa Thủy Cúc lên núi Triều Vân để thăm Thái tử Ngũ Châu. Nhà vua cũng cải trang để dò xét sự tình. Cũng nhân dịp này mà nhà vua phát hiện ra được Ngũ Châu không hề học đạo lý, chỉ tập trung luyện võ nên tâm tính tiểu nhân vẫn chưa thể sửa đổi.
Không những thế, kẻ tiểu nhân như Ngũ Châu còn ra lệnh cho Nguyên Bá hủy hoại dung nhan của Thủy Cúc. Lúc này nhà vua mới lộ diện và trừng phạt cả hai thầy trò Ngũ Châu. Nhà vua ra lệnh cho Thiền Sư Đông Sơn trong vòng 3 ngày phải cắt thủ cấp của Ngũ Châu rồi dâng nạp tại kinh thành.
Thế nhưng Lâm Vũ, con trai của Thiền Sư Đông Sơn lại tự sát để lấy thủ cấp cho cha mang về kinh thành dâng nạp. Hết 3 ngày, Thiền Sư có mặt tại kinh thành nhưng nhà vua cũng lại buộc ông ta đưa Lâm Vũ lên nối ngôi vua. Không còn cách nào khác, Thiền Sư Đông Sơn cũng phải đành chấp thuận và hẹn một năm sau sẽ quay trở lại thực hiện lời hứa. Lúc này, nhà vua cũng ban lệnh muốn tác hợp cho Nguyên Bá và Thuỷ Cúc. Tuy nhiên, Nguyên Bá không chấp thuận và bị nhốt vào trong ngục.
Một năm sau, Thiền Sư Đông Sơn quay trở lại kinh thành và báo tin rằng Lâm Vũ đã chết. Không còn sự lựa chọn nào khác, nhà vua bèn lệnh thả Nguyên Bá và yêu cầu Thượng tướng này kế vị để lo cho bá tánh trăm họ. Lúc bấy giờ, Nguyên Bá mới hé lộ sự thật rằng trong một đêm mưa năm trước, chàng bị kẻ gian ám hại. Mặc dù không bắt được hung thủ nhưng tên sát thủ đó cũng đã bị Nguyên Bá chặt đứt một cánh tay. Chính vì điều này mà Nguyên Bá biết được kẻ đó chính là thái tử Ngũ Châu.
Mặc dù vậy, Nguyên Bá vẫn tin rằng sau một năm học đạo, Ngũ Châu đã sửa đổi được tính tình và xứng đáng được kế vị ngôi vua. Đồng thời, Thiền Sư Đông Sơn cũng nhìn rõ được mọi việc. Cuối cùng, nhà vua quyết định truyền ngôi vị cho Ngũ Châu, cùng Nguyên Bá ngao du sơn thủy. Còn Thiền Sư Đông Sơn thì lại quay trở về núi Triều Vân, ông không cho ai lui tới thăm hỏi vì muốn giữ cho đỉnh non cao không bị vướng bụi kinh thành.
Có thể nói, vở cải lương Đường Gươm Nguyên Bá thực sự để lại ấn tượng trong lòng khán giả về hình ảnh của những người anh hùng trận mạc. Nhân tài đều sẽ được trọng dụng khi đất nước lâm vào chiến loạn. Nhưng ở đời thường, họ vẫn luôn hướng đến cuộc sống yên bình, được ngao du tức cảnh đó đây.