Có thể nói rằng sân khấu điện ảnh Việt Nam đã có những thời kỳ hoàng kim ngay từ khi còn chiến tranh ác liệt. Trong đó phải kể đến những đóng góp lớn lao của dàn nghệ sĩ gạo cội từ trước những năm 75. Nổi bật nhất có thể kể đến như nghệ sĩ Thành Được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của “ông hoàng của sân khấu” mang tên Thành Được.

Vài nét về tiểu sử nghệ sĩ Thành Được

Nghệ sĩ Thành Được có tên thật là Châu Văn Được, ông sinh năm 1934 tại quê hương Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Ông xuất thân trong một gia đình phú nông, sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, NS Thành Được đã đi theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần để học tập, rèn luyện kỹ năng hát.

Ông sinh cùng thời với các nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Út Trà Ôn, NSND Năm Châu, NSND Phùng Há,…Ông từng được mệnh danh với rất nhiều danh hiệu quý giá như: “ông vua không ngai”, “Ông Hoàng sân khấu” và “kéo hát thượng thặng” trong làng sân khấu của cải lương Nam Bộ.

Lần đầu tiên ông lên sân khấu là năm 1954 trong gánh hát của người cậu ruột khi vừa tròn 20 tuổi. Chỉ 2 năm sau đó ông đã trở thành người nghệ sĩ trẻ nổi bật với vai diễn Tô Điền Sơn trong vở tuồng “khi hoa anh đào nở”. Đến năm 1958 ông trở về cống hiến nghệ thuật cho Đoàn Kim Chưởng, sau đó gia nhập vào Đoàn Thanh Minh rồi lại trở về Đoàn Kim Chưởng.

Đến năm 1961, ông nên duyên với nghệ sĩ cải lương nổi tiếng là Bạch Út Lan. Hai người cũng đã trở thành cặp đôi diễn xuất sắc trong các vở kịch kinh điển như: Tấm lòng của biển, con gái chị Hằng, tình xuân muôn thuở, bọt biển, giấc mộng giữa hoàng lăng,…. Tuy nhiên, đặc biệt và ấn tượng nhất là phải kể đến vở kịch “nửa đời hương phấn”.

Cuộc đời, sự nghiệp

Tưởng chừng như đang ở đỉnh cao danh vọng nhưng chỉ 3 năm sau đó, hôn nhân của cặp trai tài gái sắc đã tan vỡ vào năm 1964. Tuy vậy, ông vẫn không để đời tư làm ảnh hưởng đến sự nghiệp. Sau đó ông cưới người vợ sau tên Liên, sống hạnh phúc bên ông cho đến ngày hôm nay.

Năm 1966 NS Thành Được đã vinh dự đoạt tấm huy chương vàng giải Thanh Tâm trong vai diễn tướng cướp Thi Đằng. Đây là nhân vật chính trong vở tuồng “tiếng hạc trong trăng” để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng.

Đến năm 1984 NS Thành Được đi lưu diễn ở Đức và ông cũng xin được tị nạn chính trị tại nước này. Tại đây ông sinh sống bằng nghề nhà hàng. Đến năm 1995 ông sang Mỹ và mở nhà hàng mang tên “Thành Được” tại một con phố nhỏ sát với San Jose California. Kể từ đây ông có cuộc sống an nhàn và hạnh phúc bên người vợ thứ 2.

Tuy nhiên, ông vẫn đau đáu về quê hương, về sân khấu. Danh hài Bảo Quốc cho biết “NS Thành Được luôn nhớ về ánh đèn sân khấu, về các vai diễn cải lương. Thế nên mỗi khi nhận lời mời của các nghệ sĩ đồng nghiệp tại quận Cam, anh đều vui vẻ nhận lời và tham gia dù chỉ là một bài ca vọng cổ”.

Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của hãng đĩa Việt Nam, Bà Sáu Liên (giám đốc của hãng đĩa này) đã phát hành một số ấn phẩm ca cổ. Trong đó có những bài NS Thành Được đã thu âm từ trước năm 1975 như: Lỗi nhịp cầu ô, lâu đài tình ái, nàng là ai? người phu quét lá sân trường,….

Đến nay đã hơn 80 tuổi, sức đã yếu, cơ thể đã có sự lão hóa rõ nét của thời gian. Thế nhưng giọng ca của ông vẫn thật ngọt ngào, vẫn đậm chất vọng cổ và đem lại cảm giác sâu lắng cho tâm hồn người nghe.

Các vai diễn để đời trong lòng khán giả

Gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực nghệ thuật cải lương, NS Thành Được sở hữu hàng chục vai diễn để đời mà mỗi khi nhắc đến, chắc hẳn công chúng yêu cải lương, yêu vọng cổ. Nhất là những khán giả đã theo dõi, ủng hộ ông từ thuở vào nghề vẫn không khỏi xúc động, thương mến.

Trong đó, những vai diễn làm nên sự nghiệp của NS Thành Được có thể kể đến như:

* Các vai diễn cải lương

  • Anh hùng xạ điêu: Trong vai Dương Thiết Tâm

  • Áo trắng nàng Mộng Trinh

  • Bên đồi trăng cũ

  • Bông hồng cài áo (trong vai Hiếu)

  • Bọt biển

  • Cầu sương thiếp phụ chàng

  • Chưa tắt lửa lòng

  • Chuyện tình 17

Chuyện tình An Lộc Sơn (diễn vai Đường Minh Hoàng)

  • Con gái chị Hằng (đảm nhiệm vai Văn)

  • Đoạn tuyệt (trong vai Dũng)

  • Đợi anh mùa lá rụng

  • Đời cô Lựu (vai diễn Võ Minh Thành)

  • Giấc mộng giữa Hoàng lăng

*Các tác phẩm ca cổ

  • 20 năm làm thân viễn xứ (của tác giả là NSND Viễn Châu)

  • Biệt Kinh Kỳ (Tân nhạc: Minh Kỳ, cổ nhạc là NSND Viễn Châu)

  • Cali chiều khóc bạn

  • Cao Tiệm Ly tiễn Kinh Kha (tác giả là NSND Viễn Châu)

  • Chiều lạc lõng (do soạn giả Thu An sáng tác)

  • Chuyện một người đi (Tân nhạc: Trần Thiện Thanh, cổ nhạc là NSND Viễn Châu)

  • Đêm lạnh trong tù (tác phẩm của tác giả: NSND Viễn Châu)

  • Giã từ sân khấu

  • Lỗi nhịp cầu ô

  • Lưu Bình – Dương Lễ

Với sự yêu nghề, say mê với con đường nghệ thuật NS Thành Được đã thành công cả về sự nghiệp lẫn hạnh phúc đời tư. NSND Lệ Thủy tâm sự, “Đến nay đã hơn 80 tuổi nhưng ông vẫn luôn bày tỏ nỗi nhớ khán giả và sàn diễn. Tuy nhiên vì sức khỏe đã không cho phép ông quay về nước để thực hiện tâm nguyện hát giã từ sân khấu cùng anh em đồng nghiệp. Đây có lẽ là nỗi niềm khắc khoải, là sự nuối tiếc rất lớn của ông cũng như với đồng nghiệp, bạn diễn như chúng tôi. Tôi cầu chúc ông và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và mãi là điểm tựa vững vàng, là tấm gương sáng cho thế hệ nghệ sĩ trẻ tại hải ngoại”.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cuộc đời, sự nghiệp NS Thành Được. Cái tên đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong nhiều thế hệ khán giả cải lương tại quê hương cũng như khán giả hải ngoại. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm những thông tin hữu ích về thế hệ vàng trong làng cải lương Việt.