Lời bài hát: Khắc khoải năm canh Thanh Tuyết tuyển tập Chèo cổ

Khắc khoải năm canh Thanh Tuyết tuyển tập Chèo cổ -

Khắc khoải năm canh Thanh Tuyết tuyển tập Chèo cổ

Con nhện giăng mùng

Quân tử vu dịch

Tình thư hạ vị…

Mời quý vị đón nghe Album khắc khoải năm canh do nghệ sĩ ưu tú Thanh Tuyết trình bày…

Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng châu thổ sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nghệ thuật sân khấu  bộ môn này đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỉ 10 tới nay, đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong nghệ thuật sân khấu này có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn,… hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, cải lương, quan họa. Chèo có lịch sử hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Sau đó chèo phát triển rộng ra vùng châu thổ Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ – Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của nghệ thuật sân khấu này  dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của môn nghệ thuật sân khấu này có một mốc quan trọng là thời điểm một con hát quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ 14, tên gọi Lý Nguyên Cát. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.  

Khắc khoải năm canh Thanh Tuyết tuyển tập Chèo cổ