Bài hát: Cải lương Thái Hậu Dương Vân Nga – Thanh Nga, Thanh Sang nguyên tuồng
Thể loại: Cải lương xưa trước 1975
Ca sĩ: NSND Thanh Sang, NSUT Thanh Nga
Lời bài hát: Cải lương Thái Hậu Dương Vân Nga – Thanh Nga, Thanh Sang nguyên tuồng
Cải lương Thái Hậu Dương Vân Nga – Thanh Nga, Thanh Sang nguyên tuồng - NSND Thanh Sang, NSUT Thanh Nga
Thái hậu Dương Vân Nga là một vở kịch nổi tiếng mang đậm chất lịch sử và lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Bản công chiếu lần đầu tiên do nghệ sĩ Thanh Nga diễn vai Thái hậu vào năm 1978. Tuy nhiên, chiến tranh ác liệt và sự chống phá của thế lực thù địch đã khiến cho bà không thể hoàn thành trọn vẹn tinh thần nghệ thuật và trách nghiệm của một người nghệ sĩ tài năng.
Tìm hiểu tác giả tác phẩm
Tác phẩm Thái hậu Dương Vân Nga do nhà viết kịch Trúc Đường sáng tác. Ông có tên thật là Nguyễn Mạnh Phác sinh năm 1911. Tác giả Trúc Đường quê ở thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông sớm mồ côi mẹ, xuất thân trong gia đình nông nghèo nên ông và cùng em trai là nhà thơ Nguyễn Bính đã tìm đến Hà Nội mưu sinh.
Tác giả Trúc Đường đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm văn học để đời, chuyên soạn kịch về chủ đề lịch sử. Trong đó vở kịch Thái hậu Dương Vân Nga được xem là một trong những vở kịch đặc sắc, ấn tượng và ý nghĩa nhất với thời cuộc lúc bấy giờ.
Ngoài ra còn có một số tác phẩm nổi tiếng khác như: Tấm vóc đạo hồng, Quang Trung, Hoàng Diệu,….Ông mất năm 1983, hưởng thọ 72 tuổi.
Vở cải lương Thái Hậu Dương Vân Nga được công chiếu lần đầu tiên vào tối ngày 26 tháng 11 năm 1978 do nghệ sĩ Thanh Nga đảm nhiệm vào Thái hậu. Vở diễn được chiếu tại rạp Cao Đồng Hưng, quận Bình Thạnh. Có thể nói rằng đêm diễn đầu tiên đã đem đến thành công ngoài mong đợi cho cả tác giả và nghệ sĩ. Lúc bấy giờ, khán giả tìm đến xem kịch chật kín hàng ghế với những đợt vỗ tay vang dội hưởng ứng và khích lệ.
Tuy nhiên, chỉ sau 30 đêm diễn kết thúc, tấm màn sân khấu khép lại cũng là lúc nghệ sĩ Thanh Nga và chồng bị bắn chết ngay trước cửa nhà khi xe chở hai vợ chồng nghệ sĩ và con trai Cúc Cu. Lúc này xe chở vừa chạy vào công và nghệ sĩ chưa kịp mở cửa bước vào nhà.
Theo các nhân chứng tại hiện trường và kết quả điều tra vụ án, nữ nghệ sĩ và chồng bị bắn vào lúc 23h45 phút ngày 26 tháng 11 năm 1978. Bà ra đi khi vừa tròn 36 tuổi – thời điểm tài năng rực rỡ và có triển vọng rộng mở trên con đường nghệ thuật. Còn chồng nghệ sĩ là Phạm Duy Lân đã trút hơi thở cuối cùng khi chưa đến bệnh viện.
Nội dung vở diễn Thái Hậu Dương Vân Nga Thanh Nga
Theo dòng lịch sử, Hoàng hậu 2 triều minh chúa là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành tên Thái hậu Dương Vân Nga là một mỹ nhân tài sắc vẹn toàn. Bà là người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang thời Tiền Lê và công kháng chiến chống quân Tống xâm lược về sau.
Cuộc đời bà đã được dựng thành tác phẩm cải lương Thái hậu Dương Vân Nga với vai diễn Thái hậu đầu tiên là nghệ sĩ Thanh Nga. Vở kịch được phỏng theo kịch bản chèo của Trúc Đường, đạo diễn Hoa Phượng, Hoàng Việt, Chi Lăng và Thể Hà Vân.
Nội dung vở diễn tái hiện lại giai đoạn lịch sử sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời và Thái hậu Dương Vân Nga lên nắm quyền chính trị. Sau đó bà trao lại long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Ông lên ngôi lấy hiệu là Lê Đại Hành, từ đây nhà Tiền Lê được thành lập và đánh tan quân xâm lược Tống.
Xuyên suốt nội dung vở diễn là sự kết nối tinh thần của các nhân vật lịch sử với lòng yêu nước bất tử và nỗi trăn trở vì vận mệnh nước nhà. Việc quân xâm lược yêu cầu triều đình phải giao nộp long bào của vua Đinh Tiên Hoàng đã dấy lên tranh luận căng thẳng với nhiều phen họp bàn tranh luận không thành công. Trước áp lực và sự đông đảo của quân xâm lược, triều đình đã xuất hiện một số tư tưởng cầu hòa để trấn an lòng dân và giữ yên ngôi vua của triều Đinh.
Tuy nhiên, chính thời điểm này là lúc Thái hậu Dương Vân Nga thể hiện khí phách, bản lĩnh chính trị của mình. Bà đã khẳng định chủ quyền rằng “đất này có chủ, nước này có vua”. “Long bào tuy chỉ là tấm lụa mỏng manh nhưng nó là quyền uy của xã tắc”. Khí tiết ấy còn được thể hiện một cách hừng hực, sục sôi lòng căm thù của tướng quân Lê Hoàn “nếu hôm nay chúng ta giao nộp long bào ngày mai giặc sẽ đòi giao nộp sơn hà xã tắc. Khi đó giang sơn Đại Cồ Việt sẽ bị chà đạp dưới gót giày của bọn xâm lược,….”
Trước tình thế lịch sử đó, Dương Vân Nga đã đi một nước cờ được cho là rất cao tay, cùng lúc có thể hóa giải được tất cả mâu thuẫn triều chính và hợp lòng dân. Bà đã chuyển giao quyền lực và nhường ngôi cho Lê Hoàn. Điều này vừa giúp giữ giang sơn bá tánh, vừa chọn được người tài giúp nước. Hơn thế nữa việc làm này còn giúp bà bảo toàn được mạng sống, danh vọng và địa vị của mình và cả con trai.
Ấn tượng đặc biệt về NS Thanh Nga
Nghệ sĩ Thanh Nga có tên thật là Nguyễn Thị Nga sinh ngày 31/07/1942 quê tại Tây Ninh. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Mẹ của nghệ sĩ là bà bầu Thơ (tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thơ), bà chính là trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời.
Vai diễn đầu tiên của nghệ sĩ Thanh Nga là vai Nghi Xuân trong vở kịch Phạm Công Cúc Hoa năm 1954 khi bà vừa tròn 12 tuổi. Đến năm 16 tuổi, sự nghiệp của nghệ sĩ Thanh Nga bắt đầu nổi tiếng trong vở Sơn Nữ Phà Ca của tác giả Kiên Giang và Quy Sắc.
Ngoài ra, bà còn gặt hái được nhiều thành công trong nhiều vở cải lương và những bộ phim trước ngày 1975. Ngoài ra còn có nhiều bộ phim có sự góp mặt của nghệ sĩ như: Loan mắt nhung, vết thù trên lưng ngựa hoang,…
Thái hậu Dương Vân Nga là vai diễn cuối cùng của cố nghệ sĩ Thanh Nga. Bà mất năm 1978. Sau đó đã có nhiều nghệ sĩ thay vai diễn này như nghệ sĩ Kim Hương của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Sau đó còn có các nghệ sĩ khác như Ngọc Giàu, Bạch Tuyết,…. tiếp tục đảm nhận nhân vật. Tuy nhiên, dường như vẫn chưa ai có thể vượt qua cái bóng sừng sững cả về vóc dáng sân khấu cũng như nghệ thuật ca diễn của nghệ sĩ Thanh Nga.