Lời bài hát: Cải lương sân khấu Bông riềng trắng Trọng Phúc Thanh Ngân

Cải lương sân khấu Bông riềng trắng Trọng Phúc Thanh Ngân -

Cải lương sân khấu Bông riềng trắng đạo diễn Hoàng Dũ với sự tham gia của NS Trọng Phúc Thanh Ngân, Cẩm Tiên, Ngân Huệ, Ngọc Đáng…

“Bông Riềng Trắng” – Sáng ngời tấm gương Mai Thị Nương (Mai Thị Hồng Hạnh) người chiến sỹ trung kiên bất khuất của đất Giồng Riềng – Kiên Giang, người con gái rạng ngời sức sống đã anh dũng hy sinh ở tuổi 20… MAI THỊ NƯƠNG: NỮ ANH HÙNG TUỔI 20.

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có những người con ưu tú của quê hương đã không tiếc máu xương, chiến đấu anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, họ là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là bông hoa đẹp trong rừng hoa cách mạng Việt Nam. Mai Thị Nương (Mai Thị Hồng Hạnh) người chiến sỹ trung kiên bất khuất của đất Giồng Riềng, người con gái rạng ngời sức sống đã anh dũng hy sinh ở tuổi 20. Trốn gia đình theo cách mạng làm giao liên Mai Thị Hồng Hạnh, tên thật là Mai Thị Nương, sinh năm 1940, tại xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Trưởng thành trong một gia đình có truyền thống cách mạng, tuổi thơ đã chứng kiến biết bao cảnh ly tan, mất mát, đau thương của chiến tranh, chứng kiến cảnh đàn áp dã man của kẻ thù. Với lòng yêu nước, căm thù giặc thôi thúc quyết liệt, Mai Thị Nương quyết tham gia cách mạng, đấu tranh giải phóng quê hương mình. Bắt đầu hoạt động từ năm 17 tuổi và không lâu sau đó trở thành giao liên… Được đồng chí Nguyễn Văn Bớt (4 Thắng) giao nhiệm vụ làm đội viên quân báo nắm tình hình của địch, báo cho cán bộ và cơ sở cách mạng kịp thời đối phó với địch. Sau đó được đồng chí Nguyễn Thành Thép – Phó Bí thư Huyện ủy giao nhiệm vụ canh gác cho cán bộ hội họp, đưa thư, tài liệu. Nhà Bia tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Mai Thị Nương Tháng 01 năm 1957 Hồng Hạnh bắt đầu làm công tác giao liên lấy biệt danh là Hồng Hạnh. Lúc đầu cha mẹ ngăn cản vì Hồng Hạnh còn nhỏ, không biết có thể đảm đương được nhiệm vụ không, nên chị lén cha mẹ đi công tác. Hàng đêm đợi cả nhà yên giấc ngủ, Hồng Hạnh nhẹ nhàng thức dậy lấy mền phủ lên chiếc gối dài giả như đang nằm ngủ rồi lần xuống bến lấy xuồng một mình xuôi ngược trên dòng sông Cái Bé, đêm gặp phải giông gió hoặc đụng biệt kích, Hồng Hạnh bình tĩnh khôn khéo nhiều lần vượt qua lưới giặc an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 6 năm 1958 Hồng Hạnh vinh dự được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam, tổ chức phân công Hồng Hạnh vận động và chịu trách nhiệm tổ chức một đội vũ trang diệt ác bí mật ở ấp Cò Tuất (là tiền thân đội du kích xã Thạnh Hòa) đồng chí trực tiếp phụ trách Đội trưởng đội diệt ác. Hồng Hạnh tổ chức cho bà con ấp Cò Tuất và một số ấp lân cận kéo lên quận lỵ Kiên Bình (nay là huyện Giồng Riềng) đấu tranh đòi địch bồi thường tính mạng, tài sản cho những gia đình có người thân bị chết và hư hao tài sản do địch bắn phá bừa bãi. Trong các đợt đấu tranh Hồng Hạnh luôn bám sát quần chúng hướng dẫn bà con dùng lời lẽ có lý, có tình buộc bọn địch phải đáp ứng yêu cầu của nhân dân, qua đó đồng chí càng được quần chúng tin yêu cảm mến. Đầu năm 1959 trên đường đi công tác từ ấp Thạnh Bình qua sóc Mò Om về kinh Cai Chương, Hồng Hạnh bị địch phục kích bắt được, chúng đem chị về quận lỵ để điều tra, chị rất khôn khéo một mực khai là do gia đình ép gả lấy chồng nên phải trốn nhà ra đi. Do không có cơ sở gì làm tang chứng, với thái độ bình tĩnh cứng cỏi trước, sau như một nên bọn địch phải thả chị.

Cải lương sân khấu Bông riềng trắng Trọng Phúc Thanh Ngân