Lời bài hát: Cải lương sân khấu Cung đàn cho em Thanh Ngân, Trọng Phúc

Cải lương sân khấu Cung đàn cho em Thanh Ngân, Trọng Phúc -

Cải lương sân khấu Cung đàn cho em với sự tham gia của các nghệ sĩ cải lương Thanh Ngân, Trọng Phúc, Lê Tứ, Hữu Quốc…cùng đàn nào cho em được công diễn  vào năm 2005, vở diễn giúp cho Thanh Ngân, Trọng Phúc đoạt huy chương vàng, Hữu Quốc đoạt huy chương bạc và được tái diễn vào tháng 4/2007 tại rạp Hưng Đạo với sự tham gia của Thanh Ngân, Trọng Phúc, Hữu Quốc, Lê Tứ, Quốc Kiệt, Lê Hồng Thắm, Quỳnh Hương, Hoàng Nam! Một câu chuyện nhân tình thế thái giản dị, có thăng trầm biến đổi, bi hài đan xen hợp với chất cải lương. Một cô gái nông thôn tên Út Lượm (Thanh Ngân) có giọng ca ngọt ngào, sống tạm dưới gầm cầu Cá Rô cùng ông nội (Hữu Quốc). Bước ngoặt lớn lao khi cô lọt mắt xanh ông bầu gánh cải lương thành đào hát Ngọc Trầm, rồi được bầu đại bang mua đứt mang về thành phố… Cô gái trẻ thả mình theo những lời mời gọi hấp dẫn, đồng thời thâm tâm ray rứt nhớ gầm cầu Cá Rô, nhớ ông nội mà mình đã chối bỏ… Cung đàn nào cho em còn là những dằn vặt, tuyên ngôn về nghề. Lớp diễn hay nhất của vở là lớp Ngọc Trầm và ông bầu yêu nghệ thuật (Lê Tứ) tranh luận cùng nhau về những tràng pháo tay của khán giả. Trong khi cô đào vừa diễn vừa cương để nhận những tràng pháo tay dễ dãi thì ông thầy nhất mực rằng ấy là phản nghệ thuật. Cuộc xô xát nổ ra dẫn đến bước ngoặt tâm lý thuyết phục cho Ngọc Trầm lấy cớ dứt áo ra đi theo đại bang thành phố… May mắn là những lời dạy ấy không hoàn toàn vô nghĩa. Ngọc Trầm nhận ra mình không thể bước qua ranh giới cuối cùng: thoát y “rửa mắt” khán giả nhân danh nghệ thuật. Cô quay về gánh hát nghèo vừa được đầu tư lại, với chủ trương đề cao nghệ thuật đích thực.

“Cải lương” là “một loại hình nghệ thuật nổi tiếng” có lịch sử lâu đời. Những tác phẩm  đặc sắc ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng mãi cho đến ngày hôm nay.

Là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.

Nguồn gốc hình thành?

Chữ “cải lương” (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn”, thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.

Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ một động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành một danh từ riêng. Sau khi cải lương thì bộ môn nghệ này đã khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức.

Theo Vương Hồng Sển: tuy “có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918″, nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà Hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới “bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách nên nó  hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ.

Cải lương sân khấu Cung đàn cho em Thanh Ngân, Trọng Phúc