Lời bài hát: Người tình trên chiến trận – Video cải lương xưa trước 1975 hay nhất

Người tình trên chiến trận – Video cải lương xưa trước 1975 hay nhất -

“Người tình trên chiến trận” được tác giả Mộc Linh và Nguyên Thảo soạn thảo và công diễn lần đầu tiên vào đầu thập niên 1970. Đây là một trong những vở cải lương từng một thời làm khán giả say mê và để lại những dư âm đặc biệt trong lòng người xem.

Đôi nét về tác giả tác phẩm

Soạn giả Nguyên Thảo có tên thật là Đan Đức Hạnh, sinh năm 1942 với nghệ danh là Nguyên Thảo từ khi bắt đầu theo nghề sáng tác. Ông được anh họ là soạn giả Yên Lang hướng dẫn, dìu dắt theo nghề.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, soạn giả Nguyên Thảo đã viết rất nhiều kịch bản cải lương nổi tiếng. Các kịch bản này đều do các nghệ sĩ nổi tiếng như Minh Vương, Minh Phụng, Mỹ Châu, Lệ Thủy,…. tham gia vai diễn.

Cùng với soạn giả Yên Lang, Nguyên Thảo từng được giới chuyên môn đánh giá rất cao về năng lực. Ông chuyên sáng tác kịch bản thường trực cho công ty cải lương Kim Chung. Nhưng kịch bản làm nên tên tuổi của ông có thể kể đến như: Người tình trên chiến trận (cùng với soạn giả Mộc Linh), dốc sương mù, người phu khiêng kiệu cưới, tâm sự loài biển,….

Còn về soạn giả Mộc Linh, ông sinh năm 1932, mất năm 1998. Ông vinh dự nằm trong danh sắc các soạn giả Ngũ Bá cùng với Hà Triều, Thu An, Hoàng Khâm và Hoa Phượng. Ông bị bắt đi tù vào năm 1975 cùng với tác giả Ngọc Điệp. Cuộc đời soạn giả của ông gắn liền với những nghệ sĩ nổi tiếng như: Thanh Nguyệt, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Hồng Nga,…

Soạn giả Mộc Linh đã xuất hiện và nổi tiếng trong làng ca lịch từ những năm 1950. Ông có nhiều vở tường được gánh Thanh Minh đưa lên sân khấu như: Khúc nhạc căm hờn, bàn di hận, loạn thâm cung, người tình trên chiến trận (cùng với soạn giả Nguyên Thảo)

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

Tác phẩm người tình trên chiến trận được cặp đôi soạn giả Mộc Linh và Nguyên Thảo sáng tác theo một tiểu thuyết võ hiệp chưa rõ tên của Hồng Kông. Tác phẩm được dàn dựng theo trào lưu phim chưởng rất thịnh hành vào đầu năm 1970 ở Sài Gòn.

Các tác giả lấy bối cảnh nước Tây Hạ vào đầu thế kỉ XIII cho tác phẩm. Đây là đất nước đang chịu họa xâm lăng của các bộ lạc người Mông Cổ. Tuy nhiên, vở diễn này chỉ xoay quanh mối tình của hai con người không cùng huyết thống chứ không chủ trương đề cập đến vấn đề chiến sự.

Nội dung vở diễn

Tác phẩm nói về việc trên đường đi chạy loạn hai mẹ con Tiêu Kim Yến được một lão lang y người mông cổ kỳ dị cứu nạn. Lão ta tỏ ra rất quý trọng người dân Đảng Hạng. Khi quân Mông Cổ sắp vượt qua sống, người Đảng Hạng đã liên tục thua trận và phải để lại một toán quân nhỏ để thế mạng. Toán quân này do phu quân của Tiêu Kim Yến tên là Cổ Thạch Xuyên cầm đầu.

Toán quân của Cổ Thạch Xuyên cầm cự được một thời gian ngắn thì gục hẳn. Vì chủ súy Mông Cổ tên là A Khắc Lữ  tôn trọng khí phách của chàng nên đã bắt giam chàng mà không giết. Chẳng ngờ rằng con gái nuôi của A Khắc Lữ lại say mê dũng khí và nhan sắc của Cổ Thạch Xuyên nên đã tháo cũi cho chàng chạy thoát.

Về phần hai mẹ con Tiêu Kim Yến, họ chạy nạn bất thành nên đã bị quân Mông Cổ bắt được và bị ép làm tì thiếp của A Khắc Lữ. Nhiều lần Cổ Thạch Xuyên lẻn vào cứu vợ nhưng bị đánh trọng thương và bất tỉnh ngay trước trướng của Thiên Kiều. Lúc này Thiên Kiều đã gọi lão lang tới chữa vết thương cho chàng. Chàng mừng ra mặt thì cảm thấy Thiên Kiều quý mến dân Tây Hạ và cũng đau xót trước sự phụng hiến của Thiên Kiều. Sự việc này bị Chu Sa là con ruột của A Khắc Lữ phát hiện nên đã gọi cha tới. Trước sự van lơn của Thiên Kiều, ông không nỡ giết Cổ Thạch Xuyên nhưng để trừ tai họa, ông đã bắt chàng làm nô lệ và đi theo đoàn mã phụ để hộ tống Thiên Kiều về nước.

Tiêu lão mẫu tuy đã sức yếu nhưng vẫn cố chống gậy tới Mông Cổ để tìm con. Vừa hay lúc này bà gặp lại lão lang y và nhận ra đây chính là Tiêu Minh – người chồng biệt tích cùng con gái lớn Tiêu Kim Phụng trong một chuyến đi buôn cách đây mười mấy năm. Bà gạn gỏi tin con gái nhưng người này không nói. Từ trong trướng đi ra, Thiên Kiều hạ lệnh bắt giam Tiêu lão mẫu vì nghi ngờ bà dò thám binh tình.

Khi Thiên Kiều về Mông Cổ, Chu Sa đã không thể dằn lòng hơn nữa nên đã tâm sự hết với nàng. Vì chuyện này Chu Sa đã bị cha quở trách ghê gớm, trong cơn uất hận, chàng đã phóng ngựa về đồn Tây Hạ. Nhân lúc quân doanh rối loạn, Tiêu Kim Yến đã giải thoát cho Cổ Thạch Xuyên nhưng lại bị Thiên Kiều bắt gặp. Thiên Kiều đã sai thuộc hạ hành hạ hai mẹ con Tiêu Kim Yến cho thỏa sự ghen tuông.

Đúng lúc này, lão lang Tiêu Minh đã ra can ngăn và nói rõ cội nguồn, rằng nàng chính là Tiêu Kim Phụng. Cả nhà nhận ra nhau mừng tủi không nói lên lời.

Một lát sau, Chu Sa trở về, do bị quân Tây Hạ đón đánh nên chàng bị bầm dập khắp cơ thể. Trong cơn tức giận ngùn ngụt, chàng đã định tuốt gươm giết Cổ Thạch Xuyên. Thế nhưng A Khắc Thiên Kiều đã xông ra và hứng trọn mũi gươm này. Chu Sa vội vàng đỡ lấy nàng. Trong giây phút hấp hối, nàng bày tỏ nguyện vọng muốn được chuộc lỗi lầm với người thân và xin cha nuôi cho họ được bình an trở về quê cũ. Thiên Kiều tắt thở thì Chu Sa cũng rút gươm tự sát.

Lúc này A Khắc Lữ đứng bần thần cúi đầu nhìn đoàn người Đảng Hạng dần đi khuất. Ngài đứng như một pho tượng với những cay đắng, mất mát không mà một một chiến công nào có thể bù đắp được.

Vở diễn là một trong vai diễn ưu tú nhất của cặp đôi nghệ sĩ Lệ Thủy và Minh Châu ở đầu thập niên 1970 và 1990. Hình tượng trong vai diễn đó là nàng tiểu thư A Khắc Thiên Kiều. Còn các nhân vật còn lại là nghệ sĩ Minh Vương trong vai A Khắc Chu Sa, NS Diệp Lang trong vai A Khắc Lữ. Vai Cổ Thạch Xuyên do NS Minh Phụng đảm nhiệm.

Hiện nay đã có vở tái dựng tác phẩm người tình trên chiến trận với nhiều vai diễn lão luyện cùng thế hệ trẻ, nổi tiếng như: NSND Thanh Tòng, NSUT Tấn Giao, Cao Thúy Vy, Như Quỳnh,… Tuy nhiên thế hệ vàng công diễn tác phẩm lần đầu tiên vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng mà khó ai có thể thay thế được.

Người tình trên chiến trận – Video cải lương xưa trước 1975 hay nhất