Lời bài hát: Cải lương xưa trước 1975 Máu nhuộm sân chùa Lệ Thủy
Cải lương xưa trước 1975 Máu nhuộm sân chùa Lệ Thủy -
Vở cải lương “máu nhuộm sân chùa” được công chiếu lần đầu tiên vào tối ngày 30/12 chào đón năm mới vào năm 2019. Đây là tác phẩm do soạn giả Yên Lang sáng tác. Cho đến nay chắc hẳn nhiều người vẫn cảm thấy có chút gì đó nghẹn ngào về nội dung đầy ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
Cuộc đời bất hạnh của cậu bé mồ côi
Vở cải lương máu nhuộm sân chùa kể về cuộc đời bất hạnh của cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người đảm nhiệm vai này là Trần Tự Tâm, một vai diễn rất nổi tiếng của danh ca Minh Cảnh. Cha mẹ của cậu bé đã bị sát hại để chiếm ngôi vị. Sau đó chúng còn tìm đến cậu bé này với mục đích “diệt cỏ phải diệt tận gốc”. Tác phẩm đã được thể hiện trong một đêm diễn đầy cảm xúc, đầy ý nghĩa nhân văn của hoạt động nghệ thuật cải lương mà bấy lâu bị khán giả cho rằng “cải lương đã nhạt”.
Vài nét về tác giả
Tác giả tác phẩm máu nhuộm sân chùa là soạn giả Yên Lang. Ông sinh năm 1940 có tên thật là Nguyễn Ngọc Thanh. Đây là một soạn giả cải lương rất nổi tiếng đã có hơn 30 kịch bản cải lương mang tính chất “để đời” được công chúng rất yêu thích.
Soạn giả Yên Lang còn có bút danh là Huyền Thanh Huyền khi tham gia viết báo ở các trang kịch trường cho một số tờ báo những năm trước thời điểm giải phóng đất nước. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn cũng như Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Bạc Liêu, ông là một trong 80 người tiêu biểu nhất trong hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật ở Bạc Liêu.
Nội dung chính của tác phẩm máu nhuộm sân chùa
Vở cải lương máu nhuộm sân chùa tái hiện về cuộc đời của một cậu bé bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cha mẹ cậu bé là trưởng môn phái Tuyết Sơn không may đã bị bọn nịnh thần gian ác sát hại để chiếm đoạt ngôi vị.
Do biết trưởng môn phái còn có con trai nên bọn nịnh thần do Chu Thiên Các cầm đầu đã tìm đến cậu bé này để tiêu diệt tận gốc. Đây là thời điểm rất nguy nan cho tính mạng của cậu bé mồ côi. Tuy nhiên một môn hạ trung thành của trưởng môn có tên là Dự Phong đã nhanh trí bồng cậu đến chùa Thiên Nhai để trao cho nhà sư.
Sau đó cậu bé được các sư phụ trong chùa nuôi dưỡng và dạy dỗ nên người. 20 năm sau đó, cậu bé mồ côi năm nào đã trở thành tu sĩ có tên là Trần Tự Lâm.
Tại thời điểm này, tu sĩ Trần Tự Lâm nhận được mật thư miêu tả chi tiết về cái chết thảm thương đến đau lòng của cha mẹ mình. Cậu đã được sư phụ cho phép xuống núi học võ nghệ để tìm ra công lý và đòi lại công bằng cho cha mẹ của mình.
Một ngày tình cờ, Bạch Thiên Nga (là vai diễn của NSƯT Tú Sương) đã xuất hiện. Nàng đem lòng thương nhớ Tự Tâm. Thế nhưng qua lời kể của Dư Phong – là người đã bồng cậu bé Tự Tâm năm nào đến chùa thì Bạch Thiên Nga phải chia ly vi Trần Tự Tâm và nàng chính là con của hai môn phái nghịch thù.
Biết được chuyện này Thiên Nga rất đau lòng vì mối tình vừa chớm nở đã vội tàn. Nàng quay về khóc than với Chu Khắc Kiệt. Kiệt là người đã thương thầm trộm nhớ Thiên Nga từ lâu nên đã nhân cơ hội này dỗ dành, vun đắp tình cảm với Thiên Nga. Tuy nhiên nàng vẫn chưa hề đáp lại tình cảm này.
Về phần Chu Khắc Kiệt, chàng vẫn cố gắng thuyết phục Thiên Nga cử hành hôn lễ. Thế nhưng trước giờ động phòng Trần Tự Tâm đã tìm đến người yêu là Thiên Nga, cả hai cùng khóc than cho mối tình cay đắng, dang dở. Bất ngờ Chu Khắc Kiệt đã bắt gặp được cảnh hẹn hò này nên đã tuốt gươm đánh nhau với Tự Tâm.
Tựu chung lại “máu nhuộm sân chùa” là vở cải lương nói về những ân oán, hận thù của đời người. Từ đó hướng con người đến tấm lòng từ bi, hướng thiện. Chúng ta nên buông bỏ muộn phiền đi mà sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Song song với đó là mối lương duyên của Tự Tâm và Thiên Nga khiến nhiều người xúc động và cảm thấy có chút gì đó lắng lại trong tâm hồn.
Dàn diễn viên gạo cội trong làng điện ảnh
Dàn diễn viên gạo cội thuộc thế hệ vàng trong làng điện ảnh tham gia gồm có:
-
Minh Cảnh vào vai Trần Tự Tâm
-
Lệ Thủy diễn vai Bạch Thiên Nga
-
Thanh Kim Huệ đóng vai Chu Tuyết Hận
-
Minh Vương diễn vai Chu Khắc Kiệt
-
Thanh Sang đóng vai Dư Phong
-
Thanh Thanh Hoa vào vai diễn Nhược Thủy
-
Diệp Lang đóng vai Chu Thiên Các
-
Nam Hùng vào vai Cao Tường Điệp
-
Minh Chí diễn vai Hòa Thượng
-
Kim Ngọc đóng vi Chu phu nhân
Đây đều là những cái tên quen thuộc in sâu vào tâm thức của đông đảo công chúng, nhất là những người yêu thích cải lương và theo dõi các vở kịch của soạn giả Yên Lang. Với sự dàn dựng công phu của ánh đèn sân khấu, của sự già dặn kinh nghiệm của dàn diễn viên thế hệ vàng cùng với ý nghĩa triết lý sâu sắc của vở kịch, tác phẩm đã trở thành một trong những vở cải lương siêu kinh điển để đời được rất nhiều người quan tâm mến mộ.
Hiện nay vở cải lương cũng đã được dàn dựng lại với các nghệ sĩ thuộc thế hệ trẻ như: NSƯT Tú Sương, Lê Tứ, Lê Hồng Thắm, NS Võ Minh Lâm, Hiền Linh,…. và cũng giành được thành công đáng tự hào như lần công chiếu đầu tiên của thế hệ nghệ sĩ trước.
Sau khi công chiếu thành công và giành được sự quan tâm đặc biệt của công chúng NSƯT vui mừng chia sẻ “có lẽ đây là đêm diễn ý nghĩa nhất đối với tôi. Sau bao nhiêu áp lực, bao nhiêu cố gắng cuối cùng cũng đã được đông đảo khán giả đón nhận”. Bà cũng cho chia sẻ thêm “đó có lẽ là món quà ý nghĩa nhất trong ngày sinh nhật của tôi”.
Có thể nói rằng vợ cải lương này đã lấy đi nước mắt của biết bao khán giả vào đêm cuối năm. Đến nay, mỗi khi xem trình chiếu lại vẫn có không ít người cảm thấy rưng rưng chạnh lòng cho những kiếp người kém may mắn về cả hạnh phúc gia đình và đường tình duyên.