Bài hát: Cải lương xưa Bao công xử án Quách Què – Mỹ Châu
Thể loại: Cải lương xưa trước 1975
Ca sĩ: NSƯT Mỹ Châu
Lời bài hát: Cải lương xưa Bao công xử án Quách Què – Mỹ Châu
Cải lương xưa Bao công xử án Quách Què – Mỹ Châu - NSƯT Mỹ Châu
Bao Công xử án Quách Hòe là vở tuồng nổi tiếng của cố tác giả Tống Phước Phổ sáng tác. Vở tuồng đã được nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa diễn xuất giành được 2 giải huy chương vàng và 3 giải huy chương bạc vào năm 2015.
Vài nét về tác giả
Cố tác giả Tống Phước Phổ sinh năm 1902 mất năm 1991. Ông sinh ra tại xã An Quán, huyện Điền Bàn, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình truyền thống nho giáo. Ông cũng chính là cháu ruột của nhà viết tuồng trứ danh là Nguyễn Hiển Dĩnh. Ông được người cậu chọn làm thư ký riêng để ghi chép và chỉnh lý các vở tuồng do cậu sáng tác. Đến năm 18 tuổi ông đã có tác phẩm sáng tác đầu tay mang tên “Lâm Sanh – Xuân Hương” dựa theo truyện Nôm.
Năm 1927, ông gia nhập vào hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và bắt đầu viết bài cho các tờ báo Điện tín, Phụ nữ tân văn,…. Đến năm 1930 ông vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi tổ chức Đảng ở Sài Gòn sụp đổ, ông bị thực dân Pháp bắt giam 1 năm. Trong tù ông đã sáng tác nhiều vở tuồng nổi tiếng và gương liệt nữ. Đến năm 1940 ông thành lập nên gánh hát Tân Thanh cùng với nghệ nhân Ngô Thị Liễu và Nguyễn Lai.
Thời gian này, ông đã sáng tác ra rất nhiều vở diễn tuồng nổi tiếng chủ yếu về đề tài lịch sử và tâm lý xã hội. Tiêu biểu có thể kể đến như: Bao Công xử án Quách Hòe, tiếng Phật gọi hồn, guồng tình đẫm máu,…
Về nhân vật Bao Công
Theo sách sử tống ghi lại, Bao Công có tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), tự là Hy Nhân. Ngoài ra ông còn được gọi với nhiều tên khác như Bao Thị Chế, Bao Thanh Thiên, Bao Hắc Tử, Bao Long Đồ,… Ông nổi tiếng trong lịch sử là một vị quan thanh liêm, chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, không vị nể tư tình hay khiếp sợ quyền uy ở thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 – 1063).
Bao Công là vị quan người Hợp Phì, Lư Châu (nay thuộc thành phố Hợp Phì của tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cha ông chính là Bao Nghi đã từng giữ chức đại phu trong triều đình. Sau khi qua đời, cha ông đã được phong là Hình bộ thị lang.
Nội dung vở tuồng Bao Công xử án Quách Hòe
Tác phẩm viết về nội dung Bao Công đi công vụ ở Trần Châu. Bất ngờ có cơn gió mạnh khiến mão của ông bay mất. Cho rằng đây là điềm lạ báo hiệu có một sự oan khúc nào ở đây. Người tùy tùng của ông đi tìm thì thấy chiếc mão pháp quan này rơi vào rổ rau của một đứa bé tên là Quách Hải Thọ. Họ bèn bắt đứa bé này. Bao Công lấy lại mão và cho cậu bé mấy nén bạc. Cậu bé Hải Thọ về báo lại với người mẹ nuôi mù lòa lâu nay ở một lò gạch cũ nát và cho người mẹ biết vị quan ấy tên là Bao Công.
Bà cụ tỏ ra rất vui mừng sai Hải Thọ tìm gặp Bao Công bảo rằng mẹ tôi đòi gặp ông. Ông đến để mẹ tôi nói về một sự việc hệ trọng. Khi Bao Công đến, ông chui vào lò gạch, thì bà cụ tự xưng là Lý Thân Phi. Bao Công lấy làm lạ vì 18 năm trước đây, Lý Thân Phi sinh ra 1 con mèo. Điềm gở này đã khiến cho Bích Vân Cung bị cháy bất ngờ, thi thể bà phi này và xác con mèo đã được tìm thấy ở trong vụ hỏa hoạn đó.
Sau khi đưa ra được những bằng chứng cụ thể rằng bà vốn được nhà vua trọng thị nên Lưu Chánh Hậu đố kỵ, ghen ghét. Khi Lý Thân Phi sinh được hoàng từ thì Lưu Chánh Hậu càng ghen ghét và rắp tâm hãm hại vì bà ta không có con. Chính vì vậy Lưu Chánh Hậu đã cùng Thái giám Quách Hòe cho người bắt cóc hoàng tử sơ sinh để giết. Sau đó họ thay vào 1 con mèo rồi bí mật phóng hỏa đốt cháy Bích Vân Cung để Lý Thân Phi cũng chết luôn.
Tuy nhiên, những người được giao nhiệm vụ giết hoàng tử đã giao lại hoàng tử cho bà phi Địch Thiên Kim. Bà này cũng vừa sinh hoàng tử nên đã tâu lên vua là sinh đôi. Còn Lý Thần Phi được thị tỳ tình nguyện thế mạng, sau đó bà đã đổi y trang để chạy trốn. Đứa con trai của bà có 2 chữ “sơn hà” trên bàn tay và hai chữ “xã tắc” ở bàn chân.
Hiểu rõ sự tình, Bao Công về triều xin vua cho xem bàn tay và bàn chân thì quả thật có dấu “sơn hà xã tắc”. Ông bèn kể lại câu chuyện cho vua nghe. Trước đó, khi vua cha chết bà Địch Thiên Kim đưa con của bà Lý Thần Phi kế vị, còn con ruột của mình chỉ giữ chức tướng vương. Bao Công quyết định làm sáng tỏ sự thật nhưng khá khó khăn vì Quach Hòe nay đã là Công thần nguyên lão và Lưu Thái Hậu lại là đích mẫu của vua. Hai người này rất xảo quyệt, mưu mô khuynh khoát cả triều đình.
Khi đó Lưu Thái hậu đã ép nhà vua bãi bỏ việc điều tra, còn Quách Hòe thì không chịu mở miệng khai báo. Hắn còn nghênh ngang nói rằng khi nào xuống âm phủ mới khai báo. Nhân câu nói này, Bao Công cho làm “phản não” khiến hắn bị đau nhức đầu rồi bất tỉnh.
Khi hắn tỉnh lại nhìn xung quanh thấy toàn âm hồn quỷ sứ. Ngồi trên cao là Diêm Vương. Hắn đã van xin khai báo tất cả để được chết toàn thây. Tuy nhiên, Diêm Vương lại chính là Bao Công đóng cả. Ngồi núp sau ông là nhà vua trẻ. Biết mình phạm trọng tội, Quách Hòe đã tự sát. Lúc này nhà vua ra lệnh bắt Lưu Thái Hậu và tự mình đi đón rước thân mẫu Lý Thần Phi về triều. Bỗng nhiên mắt bà cụ trở nên sáng rõ, tinh anh sau bao năm mù lòa.
Diễn viên chính
Vở tuồng Bao Công xử án Quách Hòe do dàn nghệ sĩ nổi tiếng thuộc thế hệ vàng là Minh Vương, Minh Cảnh, Mỹ Châu, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ và Văn Chung thể hiện.
Tác phẩm tuồng “Bao công xử án Quách Hòe” đã để lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với người xem rằng sự thật mãi là sự thật. Cán cân công lý vẫn bảo vệ những người lương thiện, những người bị oan uổng. Còn những kẻ làm việc ác thì luôn phải trả giá và đền tội cho việc làm của mình.