Lời bài hát: Tân cổ Ông Lão Chèo Đò – Út Trà Ôn

Tân cổ Ông Lão Chèo Đò – Út Trà Ôn -

Tân cổ “ông lão chèo đò” là một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của soạn giả NSND Viễn Châu. Tác phẩm đã được khá nhiều danh ca thể hiện nhưng có lẽ thành công và bộc lộ được rõ nét chất nhạc, chất thơ và ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm phải kể đến là danh ca Út Trà Ôn. Dưới đây là một số thông tin tìm hiểu về tác giả tác phẩm mời bạn đọc theo dõi.

Đôi nét về tác giả tác phẩm

NSND Viễn Châu sinh năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Ông xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc có thân phụ là hương cả. Ông là con thứ 6 trong gia đình. Theo thông lệ người miền Nam thuở ấy ông còn được gọi là Bảy Bá.

Thuở nhỏ, ông theo học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với  các bậc túc nho tại nhà. Từ khi còn theo học ở trường làng ông đã bộc lộ niềm đam mê đờn ca cả tân cổ và vọng cổ. Vì vậy ông thường xuất hiện trong các buổi giao lưu đờn ca tài tử hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca.

NSND Viễn Châu tự mày mò tìm hiểu các ngón đờn học lỏm được qua các đĩa nhựa và qua các nhóm đờn ca tài tử ở quê nhà. Đến năm 19 tuổi thì ông bắt đầu đàn thạo vĩ cầm, các loại đàn tranh và guitar được rất nhiều người khen ngợi.

Trong hơn 50 năm theo đuổi nghề sáng tác nhạc cổ, ông gặt hái được rất nhiều thành công với kho tàng tác phẩm đồ độ. Trong đó có hơn 50 vở cải lương được trình diễn trên các sân khấu đại ban. Ngoài ra còn có hơn 2000 bản vọng cổ được các hãng băng đĩa thu thanh và phát hành rộng rãi. Tất cả các tác phẩm của ông đều đã được đăng ký bản quyền. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như:

* Tuồng cải lương

  • Ai điên ai tỉnh

  • Bông ô môi

  • Chuyện tình Hàn Mặc Tử

  • Chuyện tình Lan và Điệp

  • Cô gái bán sầu riêng

  • Con gái Hoa Mộc Lan

  • Đời cô Nga

  • Hai nụ cười xuân

  • Hoa Mộc Lan

  • Lá trầu xanh

  • Nát cánh hoa rừng

  • Nợ tình

  • Qua cơn ác mộng

  • Quân vương và thiếp

  • Sau bức màn nhung

  • Tình mẫu tử

* Bản vọng cổ và bài tân cổ

  • Anh đi xa cách quê nghèo

  • Ai ra xứ Huế

  • Bạch Thu Hà

  • Bông ô môi

  • Ông lão chèo đò

  • Chuyến xe cuối tuần

  • Cô gái bán sầu riêng

  • Dương Quý Phi

Nội dung tác phẩm ông lão chèo đò

Ông lão chèo đò là bản tân cổ kể về một người đã chứng kiến biết bao thăng trầm của thế sự, tận mắt nhìn thấy cảnh ly tan, những đau thương, mất mát trong cuộc sống, trong các cuộc chiến khốc liệt,… Cuối cùng ông lui về với cuộc sống ẩn dật bên bờ sông vắng lặng mà vẫn lấy làm vui và thoải mái. Bởi vì chỉ cần bữa rau bữa dưa qua này thì cần chi giàu sang, cần chi bon chen tiền bạc?

Trên con thuyền nhỏ cũ kỹ, ai muốn sang bên bờ sông bên kia thì ông lão sẽ đưa rước dùm cho. Tiền bạc trả công chẳng cần nhiều hay ít, lão chỉ cần đủ ăn ngày 2 bữa mà thôi. Bởi vì lão đã yêu con đò cũng như thiên hạ người ta yêu người tình lý tưởng vậy.

 

Trích đoạn lời bài hát:

“Con nước mơ màng mây vẩn vơ thì còn lão với một con đò.

Có tiền mua lấy vài chai rượu nhấp rượu xong rồi lão nói thơ..

Lênh đênh trời rộng sông dài đò ngang một chiếc lần hồi sớm trưa.

Chiều rồi nghỉ một chuyến đưa nằm nghe lá rụng như mưa trên đò.

Cơm… ngày hai bữa cầu no.

*** đâu bàn chuyện cơ đồ viển vông.

Đời này có cũng như không.

Sớm còn tối mất bận lòng mà chi.

 

Còn nước còn non thì nơi bến cũ vẫn còn trơ một ông lão đưa đò.

Mây nước miền quê như say theo tiếng hát câu hò.

Trên con thuyền cũ kỹ ai muốn sang bến sông này lão đưa rước *** cho.

Tiền bạc trả công chẳng nệ ít hay nhiều lão chỉ cần ngày hai bữa mà thôi.

Bởi lão đây yêu quý con đò cũng như thiên hạ họ yêu một người tình lý tưởng,

Người ta đi ngược về xuôi kẻ ham phú quý người đòi đỉnh chung….”

Nghệ sĩ thể hiện bài hát thành công nhất

Đến nay đã có khá nhiều danh ca thể hiện ca khúc tân cổ ông lão chèo đò. Thế nhưng thành công nhất vẫn là danh ca Út Trà Ôn. Ông chính là cha của ca sĩ Bích Phượng. Ông sinh năm 1919, mất năm 2001. Danh ca Út Trà Ôn là nghệ sĩ cải lương tài danh có tên thật là Nguyễn Thành Út. Vì ông là con thứ 10 và cũng là con út nên trong gia đình thường gọi ông là Mười Út.

Ông sinh ra và lớn lên tại ấp Đông Phú, làng Đông Hậu, quận Trà Ôn của tỉnh Cần Thơ ngày xưa. Ngày nay địa danh này thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 16 tuổi, chàng thanh niên Mười Út đã theo học hát cải lương tại làng quê với niềm đam mê bất tận. Quê hương của ông cũng chính là vùng đất nổi tiếng của nghệ thuật cải lương lúc bấy giờ.

Bằng giọng ca ấm và ngọt ngào, nghệ sĩ Út Trà Ôn đã thể hiện rất thành công các bài hát vọng cổ, tân cổ. Trong đó, bài tân cổ ông lão chèo đò được xem là một trong những ca khúc làm nên dấu ấn đặc biệt nhất của ông. Ngoài ra, NS Út Trà Ôn còn được khá giả yêu mến và ái mộ với những bài cải lương để đời như: Cung đàn trên sông lạnh, đời cô Lựu (trong vai Võ Minh Thành), Kiều Nguyệt Nga (đóng vai Kiều Công), Lưu Bình – Dương Lễ,…

Với các bài tân cổ, ông thành công với các ca khúc nổi tiếng của NSND Viễn Châu như: Ba giờ khuya, gánh chè khuya, ông lão chèo đò, thích ca tầm dạo,….

Năm 1997, ông vinh dự được Nhà Nước Việt Nam phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân Dân. Cùng với đó là tấm huy chương quý giá ‘Vì sự nghiệp sân khấu” với những đóng góp nổi bật trong nghệ thuật cải lương nước nhà.

Tác phẩm ông lão chèo đò của NSND Viễn Châu là một trong những bài tân cổ khiến chúng ta cảm thấy nể phục về việc thiện, lấy việc chèo đò làm niềm vui. Mà người ta còn nể phục vẻ thư thái, xem nhẹ sự đời bèo trôi nước chảy của ông. Cái cốt cách thư nhàn, một cuộc sống thanh thoát, vô cùng bình dị mà gần gũi đã để lại những âm thanh sâu lắng với cảm xúc đặc biệt với người yêu tân cổ.

ÔNG LÃO CHÈO ĐÒ 
Soạn giả Viễn Châu

Thơ

Còn nước mơ màng, mây vẩn vơ…
Thì còn lão với một con đò
Có tiền mua lấy vài chai rượu
Nhắp rượu xong rồi, lão nói thơ…

 

Thơ Vân Tiên

Linh đinh trời rộng sông dài
Đò ngang một chuyến lần hồi sớm trưa
Chiều rồi nghỉ một chuyến đưa
Nằm nghe lá rụng như mưa trên đò
Cơm ngày hai bữa cầu no
Dám đâu bàn chuyện cơ đồ viễn vông
Đời nầy có cũng như không
Sớm còn tối mất bận lòng mà chi

 

Vọng cổ

Câu 1: Còn nước còn non thì nơi bến cũ vẫn còn trơ một ông lão đưa… đò…
Sông nước miền quê như say theo tiếng hát câu hò…
Trên con thuyền cũ kỹ, ai muốn sang bến sông nầy lão đưa rước giùm cho (-) Tiền bạc trả công chẳng nệ ít hay nhiều, lão chỉ cần ngày hai bữa mà thôi. Bởi lão đây yêu quý con đò như thiên hạ họ yêu một người tình lý tưởng…

Thơ Vân Tiên.

Câu 2: Người ta đi ngược, đi xuôi
Kẻ ham phú quý, người đòi đĩnh chung
Lữ hành khi đã sang sông
Có ai còn nhớ đến ông chèo đò?
…Lão chẳng mong chi cũng không đợi không chờ…
Cơm hẩm canh rau một ngày hai buổi, manh áo tồi tàn lão dãi nắng, dầm mưa. 
Mặc dù tuổi đã già nua
Vẫn còn chèo nỗi con đò sang sông
Tai còn tỏ, mắt còn tinh
Bàn chuyện nhân tình lão chẳng nhượng gì ai…

 

Nói lối

Hơi thu lạnh gió đưa hàng lau lách
Nửa chiều rồi, đò vắng khách sang sông
Ngồi trầm ngâm nhìn nước bạc xuôi dòng
Lão bổng thấy cõi lòng trống trải…

 

Thơ

Chim bay về núi tối rồi
Lão lo xúc gạo rửa nồi nấu cơm
Bình minh rồi lại hoàng hôn
Năm cùng tháng hết lo buồn mà chi!
Sự đời sanh ký, tử quy
Mới xuân xanh đó già thì đến nơi
Sông dài mấy bận đầy vơi
Thế gian mấy bận đổi dời trắng đen…

 

Vọng cổ

Câu 5: Mười mấy năm qua mấy mùa khói lửa, lão đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh hưng vong của thế sự thăng… trầm…
Nước mắt già nua pha lẫn nước xuôi dòng…
Bất giác lão đưa tay sờ lên mái tóc, thì sau cuộc ba đào nó đã trắng như bông.
Chuyện đời như cánh phù du
Sớm còn, tối mất dạ sầu mà chi
Sang giàu như áng mây bay
Mới vừa thấy đó phủi tay không còn

 

Câu 6: Hò hơ…nước giữa dòng có khi trong, khi đục
Người ở đời có lúc nhục, lúc vinh
Gẫm ai vô sự như mình,
Đò ngang một chuyến…hò hơ…
…đò ngang một chuyến mặc tình nắng mưa
Thân già gạo chợ nước sông
Khỏe thì đưa khách, mệt nằm xả hơi.
Sang giàu mặc kẻ đua bơi
Công danh như thể bèo trôi giữa dòng
Ai dại, ai khôn gẫm lại vẫn không bằng đời của lão
Còn trời, còn nước, còn sông
Còn cây đa cũ, còn ông chèo đò./.

Tân cổ Ông Lão Chèo Đò – Út Trà Ôn